Tết Trung Thu bắt nguồn từ đâu? Tục Tết Trung Thu Tại Việt Nam

Tết Trung Thu bắt nguồn từ đâu? Tục Tết Trung Thu Tại Việt Nam

| |Tin tức

Tết Trung Thu được tổ chức vào dịp Rằm tháng Tám hằng năm. Đây là ngày mà được rất nhiều trẻ em mong đợi. Vậy nguồn gốc của ngày Tết Trung Thu này bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng tham khảo và tìm hiểu nội dung trong bài viết này nhé!

Tết Trung Thu bắt nguồn từ đâu?

Cho đến tận bây giờ vẫn chưa xác minh được nguồn gốc Tết Trung Thu bắt nguồn từ Việt Nam hay tiếp nhận văn hóa từ Trung Quốc. Có ba truyền thuyết chính được nhiều người lưu truyền về ngày Tết Trung Thu này. Đó chính là tuyền thuyết về Hằng Nga và Hậu Nghệ, truyền thuyết về vua Đường Minh Hoàng và sự tích chú Cuội của Việt Nam.

Theo như các nhà khảo cổ học thì hình ảnh về Trung Thu được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Họ cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân-Thu. Có lẽ rằng Trung Thu bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam. Ngày Tết Trung Thu như là một ngày lễ mừng thu hoạch được mùa, dây là thời gian những người nông dân được nghỉ ngơi sau một vụ mùa bận rộn.

Còn theo như Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục. Thì việc treo đèn bày cỗ vào ngày này bắt nguồn từ điển xưa vào ngày sinh nhật vua Đường Minh Hoàng, truyền cho thiên hạ đâu đâu cũng treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Và từ đó trở đi đã trở thành một tục lệ được lưu truyền tới giờ. 

Tục Tết Trung Thu tại Việt Nam

Tết Trung Thu người người nhà nhà sửa soạn bày biện mâm cỗ để cúng gia tiên để tỏ lòng thành kính. Đây cũng là dịp để con cháu tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ. Cũng chính vì thế mà Trung thu còn được gọi là Tết đoàn viên trong lòng người dân Việt. 

Theo như phong tục người Việt vào dịp Tết Trung Thu người lớn bày cỗ trông trăng cho trẻ nhỏ. Mâm cỗ sẽ đầy đủ những loại hoa quả và không thể thiếu được cặp bánh, bánh dẻo đặc trưng của ngày này. Ngoài ra trẻ con còn được mua những món đồ chơi lồng đèn để rước đèn vào buổi tối. 

Tết Trung Thu là một phong tục vô cùng ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của sự chăm sóc,  báo hiếu, biết ơn, tình thân, đoàn tụ, và cả thương yêu.

Bài viết cùng chuyên mục: 

Viết bình luận